Nhân quyền Dubai

Bài chi tiết: Nhân quyền ở Dubai
Dubai có khoảng 250.000 lao động, chủ yếu đến từ Nam Á và làm việc trong các dự án phát triển bất động sản như Dubai Marina.

Điều 25 của Hiến pháp UAE quy định về đối xử công bằng với con người bất kể chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội. Các công ty ở Dubai trong quá khứ đã bị chỉ trích vì vi phạm nhân quyền đối với người lao động.[81][82][83] Phần lớn trong số 250.000 lao động nước ngoài ở Dubai sống trong điều kiện được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đánh giá là "thiếu nhân tính".[84][85][86][87] Đài phát thanh nhân dân quốc gia (NPR) tường thuật rằng lao động "thường sống đến tám người trong một căn phòng, gửi về quê nhà một phần tiền lương của họ cho gia đình, những người thân mà họ không nhìn thấy trong nhiều năm liền. " Ngày 21 tháng 3 năm 2006, công nhân tại các công trường xây dựng ở Burj Khalifa, bất mãn với sự điều chỉnh thời gian xe bus và điều kiện làm việc, đã nổi loạn bằng cách phá hoại xe hơi, văn phòng, máy tính, và các thiết bị xây dựng khác.[88][89][90][91] Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho tầng lớp lao động ở Dubai chịu những tổn thất trầm trọng, nhiều người lao động không những không được trả lương mà còn không đủ tiền rời khỏi đất nước này.[92][93] Sự ngược đãi của công nhân nước ngoài là một chủ đề của bộ phim tài liệu khó thực hiện, Nô lệ ở Dubai (2009).[94] Những bất công lao động diễn ra ở Dubai đã thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức nhân quyền. Các tổ chức này đã cố gắng thuyết phục chính phủ ký kết hai điều trong Công ước tám điều của Tổ chức Lao động quốc tế, cho phép thành lập các công đoàn lao động. Tuy nhiên, chính phủ Dubai đã bác bỏ những bất công trong lao động và tuyên bố rằng các cáo buộc của cơ quan giám sát (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) là 'sai lầm'.[95] Nhà làm phim đã giải thích trong các cuộc phỏng vấn về việc cần phải bí mật để tránh bị chính quyền phát hiện, người đã phạt tiền cao đối với các phóng viên cố gắng ghi lại các vi phạm nhân quyền, bao gồm cả các điều kiện của công nhân xây dựng. Đến cuối tháng 3 năm 2006, chính phủ đã công bố các bước cho phép các công đoàn xây dựng thành lập. Bộ trưởng Lao động UAE Ali al-Kaabi nói: "Người lao động sẽ được phép thành lập công đoàn".[96]

Tự do ngôn luận ở Dubai bị hạn chế, với cả người dân và công dân phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ chính phủ vì đã lên tiếng chống lại hoàng gia hoặc luật pháp và văn hóa địa phương.[97] Hầu hết những người lao động được trả lương thấp là nạn nhân của nạn buôn người hoặc lao động cưỡng bức trong khi một số phụ nữ thậm chí còn bị buôn bán tình dục ở Dubai, một trung tâm của buôn bán người và mại dâm.[98] Mặc dù bị cho là bất hợp pháp, nhưng do nền kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và thương mại, dễ thấy được rằng mại dâm là tệ nạn đang hiện diện trong tiểu vương quốc này. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Hoa Kỳ (AMCIPS) tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng đa số gái mại dâm là phụ nữ NgaEthiopia, cũng như các phụ nữ từ một số nước châu Phi, trong khi gái mại dâm Ấn Độ là một phần của mạng lưới mại dâm xuyên đại dương được tổ chức chặt chẽ.[99] Năm 2007, một phim tài liệu của Cục phát thanh truyền hình công cộng PBS (của Mỹ) mang tựa đề: Dubai: những bí mật về đêm tường thuật rằng tệ nạn mại dâm ở các câu lạc bộ được sự chấp nhận của các chính quyền và phụ nữ nước ngoài làm việc ở đó mà không hề bị ép buộc.[99][100]